Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc,nhiễm khuẩn. Nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày, ruột (buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt...) hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm được chia thành 4 nhóm chính như sau:

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng

Nguyên nhận ngộ độc là do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn gây nên; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc hoặc nấm men gây nên ngộ độc.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Biện pháp phòng tránh: Bạn nên lựa chọn sử dụng những thực phẩm sạch, tươi. Nên ăn thức ăn nấu chín và uống nước sôi. Không để thức ăn sống và thức ăn chín lẫn với nhau. Không sử dụng thức ăn quá hạn, ôi thiu…

Ngộ độc do ăn thức ăn bị biến chất hoặc ôi thiu

Có một số loại thực phẩm để lâu hoặc đã bị ôi thiu sinh ra chất độc. Những chất độc này không bị phá hủy và chỉ giảm khả năng gây độc khi được nấu chín hoặc đun sôi.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Biện pháp phòng tránh: Không nên sử dụng những thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm có dấu hiệu thay đổi về màu, mùi…

Ngộ độc do ăn thực phẩm có sẵn chất độc

Những thực phẩm có sẵn độc như: cá nóc, cá cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm…bạn cũng sẽ có những triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Biện pháp phòng tránh: Không nên sử dụng những thực phẩm khuyến cáo có khả năng chứa độc hoặc những thực phẩm lạ.

Ngộ độc thực phẩm bởi nhiễm các chất hóa học

Những thực phẩm nhiễm những kim loại nặng do được trồng hoặc chế biến ở những nơi có nguồn nước, đất bị nhiễm kim loại nặng hoặc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do các chất phụ gia hay chất phóng xạ gây nên ngộ độc. 

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Biện pháp phòng tránh: Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất để tránh ngộ độc thực phẩm nhiếm chất hóa học đó là sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Đọc kỹ thông tin trên nhãn mác, thông tin liên quan đến thực phẩm, cần vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín và mở vung khi nấu.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn không thể không biết

Bạn cần lưu ý những triệu chứng ngộ độc thực phẩm dưới đây để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Buồn nôn và nôn ói

Buôn nôn và nôn ói chỉ sau vài giờ ăn là một trong những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường thấy mà bạn không thể bỏ qua. Nguyên nhân gây nên triệu chứng này là do nấm vi khuẩn hoặc hóa chất chứa trong thức ăn tấn công vào đường ruột và hệ miễn dịch, khiến cho hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách buồn nôn để đẩy chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu có triệu chứng này bạn nên nghĩ ngay đến ngộ độc thực phẩm.

Triệu chứng đau bụng

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm là một trong những triệu chứng điển hình và hay gặp nhất. Người bị ngộ độc thường bị đau bụng từng cơn hoặc co thắt bụng. Tình trạng này kéo dài thì bạn phải nghĩ đến khả năng bạn bị ngộ độc thực phẩm và tìm giải pháp chữa trị.

Đau đầu

Đau đầu sau khi ăn cũng là một trong những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường thấy. Cảm giác đau đầu nhẹ hay nặng còn phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh lúc đó.

Có triệu chứng đau đầu do bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn hoặc virut tấn công do mất nước, mất sức sau khi nôn ói và tiêu chảy.

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là triệu chứng ngộ độc bạn có thể nhận thấy và không thể coi thường. Ngộc độc thực phẩm có thể gây nên tiêu chảy, đi ngoài phân nát, phân lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới cơ thể bị mất nước, mất điện giải và gây nguy hiểm có tính mạng. Do vậy, khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm này bạn cần đến ngay cơ sở ý tế để khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, nôn ói vì vậy dễ dẫn tới tình trạng mất nước. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy khát nước, cơ thể yếu ớt, tiểu tiện ít và miệng khô.

Chóng mặt

Chóng mặt cũng là triệu chứng phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm. Bạn không chỉ cảm thấy chóng mặt mà còn thấy đầu có quay cuồng, đi lại loạng choạng. Tùy thuộc vào mức độ ngộ độc mà có triệu chứng kéo dài hoặc diễn ra trong thời gian ngắn.

Các cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn cần loại bỏ nhanh những chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách uống nước, kích thích cơ học bằng cách đặt ngón tay chặn xuống lưỡi để nôn hết thức ăn ra ngoài.

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Chú ý: Chỉ nôn khi bệnh nhân còn tỉnh táo, nôn ở vị trí đầu nằm nghiêng. Trong những trường hợp cần thiết nên giữ lại những gì bạn đã nôn ra để làm xét nghiệm.

Trong trường hợp không nôn được, nên cho người bệnh uống than hoạt tính. Bởi than hoạt tính có tác dụng hút chất độc và ngăn độc thấm vào máu.

Sau khi nôn hoặc đi ngoài thì nên cho bệnh nhân uống 1 lít nước pha với 1 gói orezol hoặc có thể pha ½ thìa café muối + 4 thìa café đường với 1 lít nước.

Những triệu chứng bị tiêu chảy bạn không nên uống thuốc chống tiêu chảy để hãm lại, để bệnh nhân càng đi ra nhiều càng tốt.

Với những bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ sau khi nôn hoặc đi ngoài sẽ  thải hết chất độc, bệnh nhân sớm bình phục. Không nên cho bệnh nhân ăn ngay sau đó mà nên ăn cháo.

Với những bệnh nhân bị ngộ độc nặng chưa bình phục và có hiện tượng tím tái hay khó thở cần đưa nhanh đến cơ sở ý tế gần nhất để rửa ruột và điều trị.

Thực phẩm có ý nghĩa đối với cuộc sống của con người, tuy nhiên bạn cần chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn để hạn chế tối đa bị ngộ độc. Nếu phát hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm trên đây thì cần có cách sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để chữa trị.