Các loại rau và trái cây bà bầu nên và không nên ăn.

Rau xanh và trái cây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng cao của các chất xơ, trái cây và rau quả là những thực phẩm cực kỳ quan trọng không thể thiếu cho một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai.
Bà bầu nên ăn rau và
trái cây gì?
Bất cứ một loại rau xanh nào đều có chứa nhiều chất xơ và
các loại vitamin khác nhau. Nếu đang mang thai, bạn nên thực hiện một chế độ ăn
với nhiều loại rau xanh càng phong phú càng tốt.
Có một số loại rau sẽ cung cấp các loại khoáng chất tuyệt vời
cho sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, bao gồm:
-Củ dền
-Ớt chuông
-Súp lơ xanh
-Rau cúc đắng
-Đậu hà lan
-Rau có màu xanh bao gồm: rau diếp, xà lách, cải xoăn, cải bẹ
xanh, rau chân vịt, cải cầu vồng, mùng tơi…
-Rau mùi tây
-Bí xanh hoặc bí đỏ
-Khoai lang và khoai tây
-Cà chua
Phụ nữ mang thai cũng nên ăn nhiều trái cây và càng phong
phú càng tốt. Những loại trái cây tốt cho bà bầu bao gồm:

-Chuối
-Quả mơ
-Quả bơ
-Việt quất
-Nho
-Bưởi
-Táo
-Ổi
-Kiwi
-Xoài
-Đu đủ
-Quả lê
-Dứa
-Mâm xôi
-Dâu tây
-Cam quýt
-Dưa hấu
-Cherry
Ăn bao nhiêu rau và
trái cây là tốt nhất cho bà bầu?
Mẹ bầu nên ăn 2 cốc nước ép trái cây và 2.5 đến 3 cốc rau mỗi
ngày. Để việc định lượng được dễ dàng hơn, dưới đây là khối lượng rau, củ, quả
tương đương với một cốc:
-1 chén rau sống hoặc nấu chín
-2 chén rau có màu xanh đậm
-1 chén trái cây sinh tố hoặc nước ép
-1 chén nước rau ép lấy nước
-Hai quả chuối nhỏ hoặc một quả chuối lớn
-Nửa chén quả khô
-Một quả cam, một quả bưởi nhỏ, một quả lê, nửa quả táo
Lưu ý rằng một chén được định lượng dựa trên thể tích. Nó
tương đương khoảng 240 ml.
Để đa dạng hóa dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người mẹ nên
thay đổi nhiều loại rau cho mỗi bữa ăn. Thay đổi dựa trên màu sắc, ví dụ bạn ăn
loại rau có màu xanh lá cây vào buổi sáng, vậy thì bữa tối nên ăn bắp cải hoặc
bí đỏ. Ngày hôm sau bạn có thể ăn súp lơ xanh, cà chua, củ dền…
Làm thế nào để ăn được
nhiều rau hơn?
Trái cây có vẻ dễ ăn hơn rau xanh, bạn có thể rửa sạch trái
cây, đặt nó trên bàn và xem như một món ăn vặt. Nếu bạn thích ăn chua, đừng ngại
chọn các loại trái cây có vị mà mình thích, trái cây ngọt cũng có lợi vì lượng
đường nó cung cấp hoàn toàn tự nhiên và không gây hại. Chỉ nên hạn chế trái cây
ngọt khi bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc nhận được lời khuyên từ các bác sĩ.
Nếu bạn là một người không thích ăn rau, sợ ăn rau, một số
cách chế biến có thể thay đổi quan điểm của bạn:
Làm các món trộn hoặc nộm: Thêm vào rau xanh những thực phẩm
khác mà bạn thích như lạc, nước sốt mayonnaise…
Tăng hương vị: chế biến rau cùng các loại gia vị mà bạn yêu
thích như gừng, ngũ vị hương…
Lẩu rau: rửa sạch rau và nhúng nó trong nước đang sôi, nước
nhúng có thể được chế biến theo ý thích của bạn, nếu bạn thích ăn cá hãy làm lẩu
cá, thích ăn gà hãy làm lẩu gà, lẩu hải sản cũng rất tốt cho thai kỳ của bạn.
Sinh tố: Say rau tươi đã rửa sạch, éo lấy nước để uống hàng
ngày.
Bạn cũng có thể xào súp lơ với thịt bò, băm nhỏ hành để rán
chứng, chế biếnchứng rán lá mơ, ăn các món cuốn cùng rau như phở cuốn, các loại
rau thơm cũng có thể khơi dậy vị giác và khướu giác của bạn.
Bà bầu nên kiêng ăn
rau gì?
Trên thực tế, hầu hết các loại rau đều có lợi cho sức khỏe của
một phụ nữ mang thai. Nhưng có một số loại rau được coi là ảnh hưởng KHÔNG TỐT
cho thai kỳ của bạn mặc dù chưa được chứng minh.

Có rất nhiều loại rau bạn có thể lựa chọn cho bữa ăn hàng
ngày, vì thế việc loại bỏ một số loại rau cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến ăn
uống hàng ngày của bạn.
Dưới đây là một số loại rau bạn nên tránh:
-Rau ngót
-Ngải cứu
-Mướp đắng
-Rau sam
-Rau răm
-Đu đủ xanh
-Quả đào